Tứ nhiếp pháp là gì mà thực hành được sẽ thu phục được hàng vạn người

Tứ nhiếp pháp là gì mà thực hành được sẽ thu phục được hàng vạn người
By Tâm Linh
Th1 08

Tứ nhiếp pháp là gì mà thực hành được sẽ thu phục được hàng vạn người

(Tamlinhthanbi.com) Tìm hiểu về Đạo Phật không nên bỏ qua khái niệm Tứ nhiếp pháp là gì nó là cái chân để giúp ta có thể sớm thoát ra khỏi vòng trói của những quan niệm sai lầm khiến ta lầm đường lạc lối bao lâu nay.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!
Mục lục (Ẩn/Hiện)
  • 1. Tứ nhiếp pháp là gì?
  • 2. Có những lợi ích gì khi ta áp dụng tứ nhiếp pháp? 
  • 3. Tứ nhiếp pháp gồm những phương pháp nào?

1. Tứ nhiếp pháp là gì?

Tu nhiep phap la gi
 

Theo nghĩa đen, Tứ Nhiếp Pháp bao gồm “Tứ” là 4; “Nhiếp” là thu phục; “Pháp” là phương pháp. Tiếng Phạn là Catvāri saṃgraha-vastūni, theo các nhà dịch thuật Trung Hoa thì từ này có nghĩa là Tứ chủng bả – cá pháp, Tứ nhiếp pháp, Tứ nhiếp sự, Tứ sự nhiếp pháp, Tứ tập vật, hay gọi đơn giản là Tứ nhiếp, Tứ sự, Tứ pháp.

Tứ nhiếp pháp là 4 phương tiện sử dụng để nhiếp phục, cảm hóa tâm người. Khi đã cảm hóa được họ, giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống, mở mang trí tuệ, biết học Phật hoặc đi theo chánh đạo để có được cuộc sống an vui hạnh phúc đích thực.

Bao gồm bốn pháp cao quý là:
  • Bố thí: Chia sẻ cho người những gì người cần về vật chất lẫn tinh thần. Bố thí bao gồm: tài thí, pháp thí, vô úy thí.
  • Ái ngữ: Thể hiện tình yêu bằng lời nói nhẹ nhàng, từ tốn với sự chân thành, đầy tình thương.
  • Lợi hành: Đem lại lợi lạc thiết thực, giúp ích cho người qua những việc làm của thân, khẩu, ý.
  • Đồng sự: Để thực hiện được mục đích giúp người, cứu đời, luôn đặt mình vào tình huống, hoàn cảnh của tha nhân để hiểu được người và yêu thương người nhiều hơn và ý nghĩa hơn.
     

2. Có những lợi ích gì khi ta áp dụng tứ nhiếp pháp? 

Khi hiểu được Tứ nhiếp pháp là gì ta có thể nhận ra rằng pháp môn này không chỉ dành cho người xuất gia, mà là cho tất cả mọi người, bất cứ ai cũng có thể áp dụng, tu tập, thực hành, để có cuộc sống an lạc và hạnh phúc hiện đời, để được giác ngộ và giải thoát.
 
Loi ich ap dung Tu nhiep phap
 

2.1 Về phương diện cá nhân

Ai cũng muốn nhận được quả ngọt nhưng việc trước tiên là họ phải gieo hạt giống tốt lành, thế nên thông qua tứ nhiếp pháp ta đã có thể chủ động gieo những điều tốt đẹp cho mọi người. Những cái Nhân tốt đẹp này rồi sẽ mang lại Quả tốt đẹp cho ta từ nay về sau.

Nhờ thế mà việc áp dụng tứ nhiếp pháp mang lại lợi ích cho người thực hành được nó trước tiên. Thông qua việc bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự ta sẽ gieo được những hạt giống thiện lành tốt đẹp cho mình trong hiện tại và mai sau. 

Thực hành được tứ nhiếp pháp bản thân có thể hoàn thành hạnh nguyện tốt đẹp của mình, tự bản thân có thể dần rời xa lìa tà kiến vô minh, hiểu được chân tướng những sự việc đang xảy ra giữa cuộc đời, từ đó có thể tìm về với chánh kiến giải thoát.
 

2.2 Về phương diện gia đình

Khi thực hành được tứ nhiếp pháp, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình vô cùng hài hòa, vui vẻ, cuộc sống vì thế mà nhiều niềm vui hơn. Ví dụ như đối với chồng con, ta chỉ nói những lời yêu thương, khuyến khích họ thì cuộc sống gia đình sẽ luôn vui vẻ, tốt đẹp.

Xem thêm  Sự khác biệt giữa công đức và phước đức: Một điểm nhỏ nhưng thay đổi cả kiếp người

Mọi người cùng sống trong bầu không khí vui vẻ thuận thảo với nhau để làm tròn bổn phận và trách nhiệm của bản thân mình. 

 

2.3 Về phương diện xã hội

Mỗi cá nhân tuy chỉ là một hạt giống nhỏ tạo nên hình ảnh đẹp nhưng từ đó mà có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh mình, tạo thêm vô vàn hạt giống tương tự, nhờ thế mà mọi người cùng sống đạo đức và phụng sự xã hội mà góp phần làm giảm bớt tệ nạn xã hội.

Ví dụ như khi ta  bố thí không chỉ có bản thân ta phát triển mạnh mẽ lòng bi mẫn mà còn là tấm gương cho mọi người noi theo. Số người tu tập bốn phương pháp sẽ tiếp tực kế thừa và phát triển. Nhờ vậy mà càng ngày càng có nhiều gương tốt tương tự, lan truyền sự tốt đẹp trong xã hội, giúp bài trừ cái xấu, gia tăng những điều tốt đẹp lên.

 

Nói tóm lại, 4 nhiếp pháp là pháp môn hiện thực đi vào đời nhằm nhiếp hóa, cảm phục được lòng người một cách có lợi ích thiết thực mà vẫn giữ được triết lý sống của đạo Phật.
  

!!!

3. Tứ nhiếp pháp gồm những phương pháp nào?

 

3.1. Bố Thí (Dāna)

Dāna nghĩa là cho đi, cho đi cùng khắp, điều này có nghĩa là cho đi không phân biệt, bằng một tấm lòng quảng đại, xả ly vô lượng.
 
Có 3 cấp độ, trình độ bố thí như sau:
  • Bố thí bà la mật (Dānapāramī): Là bố thí bậc hạ. Đây là loại bố thí thuộc vật chất như tiền bạc, xe cộ, nhà cửa, ruộng vườn, thức ăn, đồ mặc, thuốc men, tiền bạc, ngọc ngà, châu báu. Bố thí những gì thuộc vật ngoại thân khác như ngai vàng, quốc độ, quyến thuộc, vợ con cũng thuộc loại dāna pāramī bậc hạ này.
  • Bố thí thượng bà la mật (Dāna upapāramī): Là bố thí bậc trung. Đây là loại bố thí thuộc vật nội thân, là một phần nào đó của thân thể như tay, chân, tai, mắt. Có người cho 1 lá lách, 1 quả thận mà không chết, thuộc loại bố thí này.
  • Bố thí thắng bà la mật (Dāna paramatthapāramī): Là bố thí bậc thượng, được xem là hình thức cao cả hơn tất cả, một người có thể xả thân, hy sinh cả tính mạng cho chúng sanh khác (Nếu bố thí tim, gan… mà sau khi bố thí, người ấy chết, cũng thuộc loại thắng bà la mật này). 
Tuy nhiên, trong Tăng chi bộ kinh, ta còn bắt gặp cách phân chia các loại bố thí khác:
arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Thứ nhất, Bố thí tài vật và bố thí pháp:
  • Tài thí: Tức là bố thí của cải, vật chất, tài sản, y phục, thuốc men, chỗ ngủ nghỉ hay cả việc đúc chuông, tượng, xây dựng liêu thất, tịnh xá, trường Phật học, chùa cảnh, bảo tháp… các công tác từ thiện xã hội.
  • Pháp thí: Pháp là lời dạy của Đức Phật, thế nên Pháp thí tức là bố thí Pháp, nghĩa là vì ưa thích chánh pháp thì đem chánh pháp tinh thần mà thuyết giảng, khiến cho họ tin tưởng và nương vào đó mà chấp nhận đạo lý giải thoát, khuyến khích, hỗ trợ người khác tu tập, hành đạo. 
Có cả khái niệm Vô úy thí, là mang lại cho người ta sự bình yên, dùng lời nói an ủi, khuyên lơn người khác vượt qua mọi nỗi lo lắng, sợ hãi, bất an trước nghịch cảnh, tai ương, hoạn nạn, tuyệt vọng. Tuy nhiên, nếu là vậy thì chúng thuộc phạm trù của bố thí pháp.
 
Thứ hai, Cá nhân thí và Tập thể thí.
  • Cá nhân thí (pāṭipuggalikadāna): Tức là bố thí, cúng dường đến cho một vị mà mình đã lựa chọn. Do có cảm tình riêng hoặc có quan hệ huyết thống, dòng dõi hay quê quán…
  • Tăng thí (saṅghadāna): Hay tập thể, đoàn thể thí. Đây là sự bố thí, cúng dường đến hội chúng Tăng-già, không phân biệt sư này sư kia, thường là 4 vị tỳ-khưu trở lên. Đôi khi chỉ một vị, nhưng vị ấy do Tăng chỉ định cũng được gọi là Tăng thí (bố thí đến Tăng). 
!!!

3.2 Ái Ngữ (Piyavajja)

Ái ngữ là dùng những lời nói hiền hòa, từ ái, mềm mỏng, nhu thuận, dịu dàng… thế nhưng quan trọng nhất là những lời thật lòng, muốn tốt cho người khác chứ không chỉ là để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Nếu ái ngữ mà chỉ có mỹ từ nhưng lại thiếu chân và thiện là sẽ trở thành hình thức lừa mị, dối người.

Thế nhưng từ xưa tới nay, con người gây đau khổ cho nhau chỉ vì những lời nói. Trong cuộc sống hàng ngày, không ít lời thiếu tế nhị, thiếu tôn trọng, không cân nhắc suy nghĩ, làm tổn thương người khác, gây chia rẽ…. 

Chúng ta cần hiểu rằng, có những lời nói văn hoa, đẹp đẽ, chải chuốt, dịu ngọt, dễ nghe, êm ái, vừa lòng,… chỉ mới mang tính hình thức. Trong lời nói còn phải bao hàm cả “chân”, “thiện” và “mỹ”.   

Thế nên ái ngữ là lời nói chân thật với lời nhân ái, gồm các hình thức như: không nói dối, không nói lời chia rẽ, không nói lời ác khẩu và lời thêu dệt. Những lời nói theo các hình thức trên được thể hiện nhiều tính chất tốt đẹp khác như chân thành, nhân ái, dịu dàng, êm tai… sẽ khiến cho người nghe thêm tin tưởng và cảm mến ta hơn.

Ví dụ như một người lãnh đạo nói lời thiếu tôn trọng cấp dưới thì người nghe không muốn làm theo, công việc sẽ kém hiệu quả, thậm chí công việc không thành công. Ngược lại, người đó nói với thái độ khiêm nhường, trân trọng thì cấp dưới dễ nghe và tin tưởng, làm theo hơn.

Trong gia đình cũng vậy, vợ chồng nói với nhau những lời nhẹ nhàng, tình cảm thì ít xảy ra căng thẳng, đổ vỡ. Tình cảm vợ chồng càng tương thân, tương ái hơn nữa.

Ngay cả đối với con vật chúng ta cũng nên dùng ái ngữ, như trong chuyện tiền thân của Đức Phật kể về con bò Đại Hỷ ở nước Gandhara. Bấy giờ, có vị vua trị vì tên là Takkasila và tiền thân của Đức Phật là một con bò tên Nandivisàla (Đại Hỷ).

Đại Hỷ được người chủ của mình chăm nuôi rất tốt. Tuy nhiên trong một lần cá cược với người bạn rằng Đại Hỷ có khả năng kéo được 100 cỗ xe cột chặt, anh ta bèn nói với Đại Hỷ: “Đồ ranh con, hãy kéo đi, đồ ranh con”.

 
Sau khi nghe những lời đó, con bò đã không thể giúp cho người chủ chiến thắng. Đến lần cá cược sau, người chủ sửa lại thành: “Này chú bạn hiền thiện, hãy kéo đi, chú bạn hiền thiện”. Và bò Đại Hỷ đã giúp ông chủ giành chiến thắng.

 

!!!

3.3 Lợi Hành (Atthacariya)

Lợi hành nhiếp là giúp đỡ hoặc làm điều có lợi cho ai đó thông qua ý nghĩ, lời nói và hành động cụ thể nào đó. Nghĩa là làm những việc lợi cả người cả mình. 

Ví dụ như việc đắp đường, xây cầu, nấu cơm từ thiện cho các bệnh nhân nghèo, xây nhà tình thương, nhà dưỡng lão và trại mồ côi… Nhìn chung, những gì ta tin rằng có lợi cho người, cho đời thì ta làm, bất kể nó lợi ích hay lợi nhiều, miễn là có cơ hội thì ta làm.

Xem thêm  Bài khấn cầu bình an và tài lộc cho gia đình khi đi chùa lễ Phật

Trong khi bố thí là cho đi một vật cụ thể thì lợi hành thiên về việc làm cho người khác. Lợi hành là phương tiện khiến cho mọi người đi vào Chánh pháp, từ chỗ bất thiện mà trở về chỗ lương thiện, từ đó mà có thể giải thoát khỏi khổ đau thế gian.

Quá trình áp dụng lợi thì cũng luôn tùy thuộc vào đối tượng mà thực hiện. Đối với những ai đang làm việc thiện rồi thì khuyến khích họ thăng tiến thêm trên con đường hành thiện, còn đối với những kẻ ác thì phải tìm cách phù hợp mới mong nhiếp phục để họ lìa ác.

3.4 Đồng Sự (Samānattatā)

Đồng sự nhiếp là đồng cam cộng khổ, có thể làm chung một công việc, để tạo phương tiện sống gần gũi với mọi người nhằm giúp đỡ họ làm tốt công việc ấy, sau đó giúp họ tiếp cận với trí tuệ, sự sáng suốt.

Cuộc sống hòa mình, cùng chung buồn, vui, sướng, khổ với người là một nghệ thuật sống. Nhưng muốn hòa đồng như thế, chúng ta phải có lối sống có phong cách, có ngôn ngữ gần giống người mà mình muốn nhiếp phục. 

 
Trong tứ nhiếp pháp, đồng sự nhiếp là phương pháp khó khăn nhưng mang lại hiệu quả lớn nhất vì chúng ta cùng đồng cam cộng khổ, cùng chia sẻ niềm vui nỗi buồn thì càng dễ ảnh hưởng, tác động đến đối tượng. Và mỗi ngày ta đều nêu tấm gương tốt cho họ nhìn thấy, họ cũng muốn làm theo.
!!!
Chuyện kể lại là trong một mùa an cư kiết hạ, Đức Phật và chư vị Tỷ kheo lên phía Nam Ấn Độ nơi vùng đất đang trong mùa hạn hán, cây cối khô cằn, người dân không có lương thực để ăn, thế nhưng Đức Thế Tôn vẫn quyết định An cư tại đó.

Mỗi ngày đi khất thực không có gì, có khi chỉ được một ít thức ăn, nhiều lúc như thế ngài Anan không cầm được nước mắt vì rất thương đức Phật và chư vị Tỳ kheo.

Có lần ngài Anan mạnh dạn bạch với đức Phật nên đi đến một nơi khác có thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu để kiết hạ, Đức Phật bảo rằng các Tỷ kheo hãy thực hạnh hạnh kiên nhẫn chịu đựng, phải đồng cam cộng khổ với người dân vùng này để hóa độ cho họ.

Thấy tình hình này vẫn kéo dài, Mục Kiền Liên bèn xin đức Phật cho mình vận thần thông làm cho đất tơi xốp, mưa thuận gió hòa để dân ở đây có thóc lúa để sinh sống. Đức Phật từ chối, bảo Mục Kiền Liên không nên làm như vậy mà hãy kham nhẫn chịu đựng cùng với bà con vượt qua hoàn cảnh khó khăn này. 

Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: 

Học Phật: Chăm dưỡng thai nhi cũng là tích phúc, hành thiện
Tứ diệu đế – chân lý cốt lõi trong giáo lý nhà Phật giúp chúng sinh hưởng phúc

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!