- 1. Tứ Niệm Xứ là gì?
- 2. Ý nghĩa của Tứ Niệm Xứ
- 2.1 Thân Quán Niệm Xứ
- 2.2 Thọ Quán Niệm Xứ
- 2.3 Tâm Quán Niệm Xứ
- 2.4 Pháp Quán Niệm Xứ
- 4. Những lưu ý khi thực hành Tứ Niệm Xứ
1. Tứ Niệm Xứ là gì?
Để hiểu Tứ Niệm Xứ là gì, ta có thể tách nghĩa ra với “Tứ” là bốn, “Niệm” là nhớ và nghĩ tới, “Xứ” là nơi chốn.
Theo đó, Tứ Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna) được tạm hiểu là bao gồm 4 chỗ niệm, 4 chỗ để quan sát, 4 nơi để áp sát tâm vào đấy một cách vững chắc, kiên cố mà những người tu Phật giáo cần phải đặc biệt lưu ý tới, 4 Niệm là: Thân bất tịnh; Pháp vô ngã; Tâm vô thường, Thọ thị khổ.
Bài kinh Niệm Xứ của Đức Phật được ghi lại rằng: “Này các tỳ – kheo, đây chính là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho tất cả chúng sanh, vượt khỏi ải sầu não, thành tựu chánh trí, diệt trừ khổ ưu, chứng ngộ niết bàn. Đó gọi là bốn niệm xứ”.
Thế nên, Tứ Niệm Xứ là con đường giải thoát duy nhất mà Đức Phật đã dạy cho chúng sanh thông qua kinh điển Nikaya. Phật giáo đã chỉ ra rằng Tứ Niệm Xứ là con đường độc nhất đưa chúng ta đến với sự thanh tịnh đích thực, có thể diệt trừ khổ đau, thoát khỏi sầu não, có được trí tuệ, sự tinh tấn và giúp ta chứng ngộ niết bàn.
2. Ý nghĩa của Tứ Niệm Xứ
2.1 Thân Quán Niệm Xứ
Nhìn chung, Quán niệm về thân nghĩa là thực hành thiền định về thân nhằm mang lại sự bình yên, thanh tịnh trong cuộc sống.
Có thể thực hành Thân Quán Niệm Xứ trong nhiều tư thế: thiền tọa, thiền đứng, thiền hành, thiền nằm, trong các sinh hoạt đời sống.
Việc thực hành quán niệm này thông qua hơi thở, thông qua cử chỉ và thông qua các bộ phận cấu thành, cụ thể:
a. Quán niệm về thân thông qua hơi thở
Mỗi hơi thở có ngắn có dài, có sâu, có nông, có sâu, thế nên chỉ khi nhận thức được sự hiện diện của hơi thở mới có thể bắt đầu trân trọng vai trò của nó.
b. Quán niệm về thân thông qua các hành động
Thế nên Quán niệm về thân thông qua hành động sẽ giúp ta nhận thức rõ mình đang đi đâu, đang ở đâu, làm gì, nói chuyện với ai, đang ngồi ở vị trí nào, nằm ở đâu,… chúng ta nhận thức rõ mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình ngay hiện tại.
Đức Thế Tôn cũng đã khuyên chúng ta phải ý thức trong từng hành động, phải luôn nhận thức được khi mình đi thì biết đi đâu; khi đứng thì biết đứng ở đâu; khi ngồi thì biết mình ngồi như thế nào.
c. Quán niệm về thân thông qua các bộ phận cấu thành
Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng thân là vô thường, không nên vì nó mà nuôi dưỡng tham lam để phục vụ cho sự an nhàn ở thân. Hay cũng chẳng vì những chuyện khổ đau ở đời mà bi lụy, mọi thứ chỉ là giả tạm, đơn giản là ta đang mượn thân là công cụ để học bài học của mình.
Quán thân để hiểu rằng thân này không khác gì con ngựa để hỗ trợ ta tới đích chứ nó không phải là ta – người kỵ sỹ cưỡi trên lưng ngựa. Thế nên thông qua quán thân giúp kiểm soát các hành động của bản thân và đưa ta trở về với hiện tại
2.2 Thọ Quán Niệm Xứ
Đừng bỏ lỡ:
Tứ diệu đế hay bốn chân lý kỳ diệu là một trong những chân lý cốt lõi nhất của nhà Phật. Thông qua bốn điều này chúng sinh có thể tự ngẫm ra được nhiều vấn đề
2.3 Tâm Quán Niệm Xứ
Thế nên Tâm Quán Niệm Xứ là để chúng ta thường xuyên quan tâm tới diễn biến xảy ra trong tâm mình như: tâm thiện, tâm ác, tâm tham, tâm sân, tâm ích kỷ,… Ta sẽ ý thức hơn liệu ta có đang để tâm tham, sân, si lấn át hay không, từ đó tìm cách chuyển hóa chúng.
2.4 Pháp Quán Niệm Xứ
- Một, pháp là chỉ về giáo lý, giáo pháp, chánh pháp của đức Phật được lưu giữ bằng thánh điển Pāli văn trong tam tạng Kinh, Luật và Abhidhamma.
- Hai, tất cả những gì là đối tượng của mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân chạm là sắc, thanh, hương, vị, xúc, thì nó chính là pháp. Pháp ở trường cảnh này thì từ hạt bụi, mảy lông cho đến thiên hà, vũ trụ đều được gọi là pháp.
- Ba, trong lục căn, lục trần, đối tượng của ý là pháp; nhưng pháp này lại chỉ ngũ trần đọng lại trong tâm. Tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc quá khứ tồn đọng trong tâm và ta nghĩ tưởng lại.
- Bốn, còn pháp trong Pháp quán niệm xứ là những pháp phát sanh khi hành thiền, dù thiện hay bất thiện, chướng ngại hay không chướng ngại đều phải được minh sát như thực.
Pháp được chia làm hai nhóm là tâm pháp và sắc pháp:
- Tâm pháp: là pháp không thể nhìn thấy được, không có hình tướng, nhưng có tri giác. Tâm pháp và sắc pháp đều do nhân duyên mà thành nên chúng được gọi là hư vọng.
- Sắc pháp: có hình chất gây ra nhiều trở ngại và không có tri giác (ví dụ như cái bàn, ly nước, cái cây…). Sắc pháp được dùng chỉ chung cho các pháp ngoại giới và thân người
Con người chúng ta cũng không nhận diện rằng mọi thứ đều là hư ảo ta cũng tưởng nhầm là thật có. Nhưng kỳ thức, tất cả các pháp đều là “vô ngã”.
4. Những lưu ý khi thực hành Tứ Niệm Xứ
Chúng ta chỉ đơn giản là ghi nhận, ghi nhận và ghi nhận mọi việc như nó vốn là không suy diễn, nhận xét, lồng ghép cảm xúc… Mỗi ngày đều kiên nhẫn tu tập như vậy sẽ đoạn trừ dần dần các bất thiện tâm, vun bồi dần dần các thiện tâm: tín, tấn, niệm, định, tuệ trở nên viên mãn.
Hơn nữa, những ai tu thiền Tứ Niệm Xứ sẽ ý thức rất rõ những diễn biến của thân và tâm mình. Do đó họ sẽ biết được các cơ quan trong thân thể họ khỏe hay yếu, cũng như đang ở giai đoạn nào của sự sống. Qua đó họ có thể đoán được khi nào các tế bào trong cơ thể không còn hoạt động, người đắc đạo đều biết trước thời gian họ nhập Niết bàn.
Đức Phật đã nhắc đi nhắc lại 16 lần về việc các hành giả khi thực hành cần phải quán sự sinh, sự diệt, sự sinh và diệt của các hiện tượng đang xảy ra liên tục trên thân, thọ, tâm, pháp: Đó mới chính là thực hành tu tập đúng đắn Minh sát Tứ Niệm Xứ.
Chỉ khi nào thói quenthực hành trong Chánh niệm liên tục, được phát triển vững chắc thì mới có thể có được trí tuệ thực sự, mới có thể làm cho Bát chánh đạo khởi lên liên tục, mới nhiếp phục và đi đến đoạn tận Bát tà đạo, con đường của luân hồi khổ não.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: