- 1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
- 2. Sự tích về Ưu Ba Ly
- 3. Vì sao Ưu Ba Ly là Trì luật đệ nhất?
- 4. Tiền kiếp của Ưu Ba Ly
- 5. Ngài Ưu Ba Ly những ngày cuối đời
1. Thời niên thiếu và duyên lành xuất gia
Ấn Độ xưa có chia thành phần xã hội ra làm 4 giai cấp: Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Phệ Xá, Thủ Đà La. Trong đó, những ai sinh vào dòng Thủ Đà La suốt đời làm nô lệ, luôn bị xem thường, không có chút quyền lợi nào.
Ngoài lối cắt nhanh gọn, khéo léo nhẹ nhàng và không làm đầu đau, Ưu Ba Ly được mọi người ưa thích vì là người nhu mì, trung hậu, Ưu Ba Ly được các vương tôn công tử tín nhiệm và cho ở lại trong cung đình.
Muốn xuất gia thì phải cạo bỏ tóc râu vì thế các vương tôn công tử bắt buộc phải đem Ưu Ba Ly theo. Cả nhóm người trốn ra khỏi cung thành thì cùng nhau tìm đến rừng Ni Câu Đà để tìm Đức Phật. Trong khu rừng gần kề tịnh xá của Phật, khi cạo tóc cho vương tử Bạt Đề xong thì Ưu Ba Ly được các hoàng tử giao cho những đồ trang sức quý giá trên thân mình, họ tin rằng với số của cải đó ông sẽ sung sướng tới già.
Thế nên ông cũng quay lại và cùng các vương tử đi tìm Phật để xin được đi tu. Lòng đã quyết, Ưu Ba Ly không còn chút do dự bèn đem bọc đồ gói trân châu bảo vật treo lên một nhánh cây để mặc ai đi ngang qua nếu thấy được thì lấy về mà xài, còn mình thì đi về hướng tịnh xá Đức Phật.
2. Sự tích về Ưu Ba Ly
Mẹ ông đã an ủi rằng Đức Phật là bậc rất từ bi và thường thuyết pháp cho người nghèo khổ cho nên Ngài sẽ không có thành kiến. Vậy nhưng Ưu Ba Ly vẫn không hết lo lắng, cuối cùng bà bảo sẽ đi cùng con trai đến chỗ Phật ngày mai.
3. Vì sao Ưu Ba Ly là Trì luật đệ nhất?
Khi biết các Tỳ kheo khác không cung kính Ưu Ba Ly, Đức Thế Tôn quở trách nặng nề, điều này cho thấy tôn giả Ưu Ba Ly đã có địa vị trọng yếu trong tăng đoàn của Đức Phật đến đâu.
Tăng đoàn vốn thanh tịnh và hòa hợp, nhưng các tỳ kheo tánh xấu thì rất khó mà sửa đổi. Đôi khi họ còn gây ra những cảnh kình địch phi pháp, ảnh hưởng nặng nề đến thanh danh của Phật giáo.
4. Tiền kiếp của Ưu Ba Ly
Việc Ưu Ba Ly trở thành A La Hán làm cho nhiều người kinh ngạc, để giải thích cho mọi người được hiểu rõ, Đức Phật đặc biệt nói đến một đoạn tiền kiếp của Ưu Ba Ly.
Ưu Bà Già được kết hôn với một tiểu thơ xinh đẹp thuộc gia đình giàu có, thế nhưng ông vẫn lăng nhăng khiến cô hết sức buồn giận, không thèm nói chuyện với ông.
Vua vô tình thấy Ưu Bà Già vừa hát giữa trời nắng nên cho người gọi đến để hỏi chuyện. Hai người đàm đạo rất tương đắc làm cho nhà vua hết sức hài lòng, bèn phong cho Ưu Bà Già một chức quan lớn trong triều và từ đó rất kính mến Ưu Bà Già.
Có lần khi vua Phạm Đức đang ngủ say thì Ưu Bà Già bỗng nổi tâm tham muốn giết vua để đoạt ngôi. Đang lúc nuôi âm mưu thì ông chợt giật mình tỉnh ngộ mà thấy rằng lòng tham về danh lợi quyền tước thật đáng ghê sợ.
Ông ta đem những niệm ác độc của mình thuật lại cho vua Phạm Đức nghe. Nhà vua càng nghe thì càng khen ngợi lòng trung hậu của ông ta. Sau đó, Ưu Bà Già nguyện từ bỏ địa vị cao sang, gia đình giàu có mà sám hối xuất gia.
Ông tu hành không bao lâu thì đạt được thần thông và chứng quả. Trong hoàng cung lúc bấy giờ có người thợ hớt tóc tên là Hằng Già Ba La rất khen ngợi chí xuất gia của Ưu Bà Già nên sanh tâm tùy hỷ và cũng phát nguyện xuất gia làm đệ tử Ưu Bà Già để cố tâm tu đạo và sau cùng cũng đạt được thần thông như thầy vậy. Hai thầy trò Ưu Bà Già đều trở thành hai bậc thánh và có thần thông ngang nhau.
Nhà vua bảo cả trăm quan đại thần cùng đảnh lễ như mình. Tỳ kheo Hằng Già Ba La tuy xuất thân hạ tiện mà do oai lực của Phật pháp khiến ngay cả nhà vua cũng quỳ lạy.
5. Tôn giả Ưu Ba Ly những ngày cuối đời
Bộ Bát Thập Tụng Luật được hình thành sau đợt kiết tập này và đó là bộ luật căn bản đầu tiên của văn học Phật giáo. Theo Nam truyền sử, Tôn giả Ưu Ba Ly không những là vị kiết tập Luật tạng, mà còn là vị kế thừa Đức Phật lãnh đạo giáo đoàn và trở thành Sơ tổ.
Tôn giả Đại Ca Diếp là vị đã lãnh hội được ý chí đó nơi Đức Phật trước nhất, qua cành hoa sen của Phật đưa ra tại hội Linh Sơn. Sau khi Đức Phật Niết Bàn Tôn giả là vị chủ tọa, lãnh đạo cuộc kiết tập kinh điển, nên Phật giáo Bắc tông suy tôn Ngài là Sơ tổ.
Xem thêm tin liên quan cùng chuyên mục: