- 1. Đức Phật không chê việc thiện nhỏ
- 2. Khó phân biệt đâu là việc thiện nhỏ hay lớn
- 2.1 Việc thiện nhỏ cứu được cả mạng người
- 2.2 Hãy cứ chăm chỉ tạo phước lành
1. Đức Phật không chê việc thiện nhỏ
Chính vì lời này mà A Na Luật kể từ đó không ngủ, ban ngày làm việc chăm chỉ, ban đêm siêng năng hành trì đến nỗi đôi mắt sưng to và đỏ tấy. Các thầy thuốc khuyên ông ngủ lại bình thường sẽ khỏi bệnh nhưng A Na Luật cho rằng, bản thân nói được phải làm được.
Đúng lúc này Đức Phật đi ngang nghe được, liền đến xỏ kim giúp người đệ tử mù của mình. Ngài nói:
– Để ta xâu giúp cho.
Bản chất vốn cương quyết, lại tuyệt đối tin Phật, Ngài A Na Luật chứng được Thiên Nhãn Thông. Ngài được giáo đoàn suy tôn là bậc Thiên Nhãn Đệ Nhất trong hàng Thánh chúng.
Có thể thấy, lúc này Phật đã thành đạo, thường xuyên thuyết giải cho chúng sinh mỗi ngày nhưng vẫn không từ chối một việc nhỏ như xâu kim cho đệ tử mù. Chính Đức Phật khuyên chúng ta không nên chê việc thiện nhỏ và Ngài là tấm gương lớn cho lời khuyên ấy.
2. Khó phân biệt đâu là việc thiện nhỏ hay lớn
2.1 Việc thiện nhỏ cứu được cả mạng người
Trên đường về quê khi đi ngang qua một con suối nhỏ, người học trò nhìn thấy một khúc gỗ mục đang trôi theo dòng suối – nhìn kỹ mới thấy vô số kiến đang bám vào khúc gỗ chới với giữa dòng, thế là người học trò vội vã lội xuống suối và vớt khúc gỗ lên để cứu đàn kiến đang trong cơn nguy kịch.
Kết thúc chuyến đi về thăm nhà, vị Đệ tử lại vui vẻ quay trở lại núi cao để tiếp tục việc học. Nhìn thấy Đệ tử trở lại vị Đạo sĩ vô cùng ngạc nhiên nhưng cũng rất vui mừng – sau đó ông âm thầm bấm số xem lại:
– Thì ra học trò của ông trên đường về quê đã làm được một việc thiện nên được qua được kiếp nạn.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy rằng chỉ hành động cứu kiến mà mã đã có thể giúp cho Đệ tử kia thoát nạn, giữ được mạng sống của mình.
Thế mới thấy bằng sự hiểu biết có phần hạn hẹp của chúng ta thì ta không đủ nhận thức ra đâu là phước nhỏ hay phước lớn. Thế nên mỗi khi có cơ hội thì nên cố gắng giúp người, giúp đời, đừng nề hà chuyện nhỏ hay lớn.
Trong cuộc sống, có một số việc mà ta cho là rất nhỏ như nhặt cho ai đó một món đồ, giúp người già qua đường, cho ai đó một bữa ăn,… nhưng nó thật ra lại rất có ý nghĩa với những người đang cần giúp đỡ.
Điều đó giúp ta nhận ra rằng mỗi việc làm tốt đều có ý nghĩa, không nên phân biệt là nhỏ hay lớn vì chúng đều góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bạn có biết phước đức đến từ đâu hay không? Cội nguồn và ý nghĩa, cách tăng phước đức theo lời Phật dạy ra sao sẽ có ngay sau đây.
2.2 Hãy cứ chăm chỉ tạo phước lành
Đừng bỏ qua bất kì việc thiện nào mà bạn có thể cũng như đừng bao giờ nghĩ đến sẽ làm bất kì một việc ác nào. Dù bản thân đang ở trong hoàn cảnh nào cũng hãy cố gắng tìm cách tạo phước lành đến cho mọi người:
– Nếu phước báo đang trổ mà không chịu tích phước, lãng phí chúng một cách vô ích, không tìm cách gia tăng thêm thì chắc chắn hết phước, họa tới. Tâm tịnh là đức, lợi sanh là phước. Muốn có đủ phước đức tự thân quý vị phải nghiêm cẩn tu tập.
– Nếu đã hết phước báo thì càng phải chăm chỉ tạo phước để thoát khỏi khó khăn khổ ải. Hãy nhớ “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”.
Thiên thần đang tỏ ra e ngại vì bản thân chỉ làm một việc thiện nhỏ, nên xấu hổ không muốn nói ra. Mục Liên vẫn cứ gặng hỏi nên Thiên thần trả lời:
Nhưng khi tư tưởng sân hận nổi lên tôi tự an ủi mình rằng: “Ông ấy là chủ mình, có thể bắt giam mình, hoặc xẻo mũi mình, hay xẻo bất cứ nơi nào. Ðừng giận dữ”. Như thế, tôi làm lắng dịu lòng mình, chỉ có thế, tôi được phước quả này.