Với tư tưởng từ bi, hỉ xả, giáo lý Phật giáo đã góp phần tô điểm cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam với đức hiếu sinh, tinh thần ôn hòa, bao dung, vì hạnh phúc an cho mọi người.
Với những tín đồ Phật giáo, Phật Đản được coi là thánh lễ với nhiều nghi thức quan trọng, thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng và mong ước hướng đến những điều tốt
Vì sao các Phật tử hành hương về Yên Tử trong ngày lễ Phật đản
Yên Tử vốn được biết đến với phong cảnh rừng núi hùng vĩ, là vùng đất Phật linh thiêng, hàng năm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng. Trải qua thời gian, cảnh quan Yên Tử đã có những thay đổi, nhưng cơ bản vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, hoang sơ vốn có của nó. Có lẽ đây chính là nét hấp dẫn riêng mà không phải nơi nào cũng có được.
Cuối thời Lý, đầu đời Trần, Yên Tử đã là nơi thờ Phật và tu hành của các thiền sư: Hiện Quang, Viên Chứng, Đại Đăng, Tiêu Dao, Huệ Tuệ. Đến khi vua Trần Nhân Tông về đây tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm thì Yên Tử trở thành trung tâm Phật giáo của nước ta từ đó. Trải qua gần 1000 năm lịch sử, những công trình kiến trúc về chùa, am, tháp và những di vật cổ quý giá từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn vẫn còn lưu dấu tích, ẩn khuất giữa rừng già.
Giá trị cốt lõi của Yên Tử
Tâm linh
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chỉ ra rằng: Phật ở ngay trong Tâm mình, không phải ở đâu trên cõi trời xa xôi, không hẹn kiếp khác. Đức Phật chỉ là Người Thầy Dẫn Đường, không phải thánh thần ban phước, giáng họa.
Nếu để cho Tâm mình an định, sáng suốt, buông mọi vọng niệm, tham-sân-si… để sống với bản tâm an nhiên thanh tịnh thì trí sáng, tuệ giác phát sinh, vô minh phủi sạch, khổ đau chấm dứt, sẽ giác ngộ thành Phật. Phật chính là mình, không phải cầu tìm ở bên ngoài.
Với quan điểm ấy, Thiền phái Trúc Lâm thực sự lấy con người làm gốc, tôn trọng và đề cao giá trị của con người. Thực hành Thập Thiện theo chủ trương của Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành chuẩn mực đạo đức. Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của một giai đoạn hoàng kim thời Trần ở Việt Nam.
Thiên nhiên
Vào thời kỳ Thiền phái Trúc Lâm phát triển ở đỉnh cao, Yên Tử bao gồm cả một vùng rộng lớn với những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu: Long Động, Hoa Yên, Vân Tiêu (Uông Bí ngày nay), Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Ngọa Vân (Đông Triều), Thanh Mai, Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) và những công trình khác ở vùng núi phía Tây Yên Tử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày nay.
Văn hóa lịch sử
Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại ở thế kỷ XX, Yên Tử là căn cứ địa cách mạng, nơi bộ đội luyện quân, là vọng gác canh bầu trời Việt Nam.
Kathy