Vì sao người trí thức vẫn bị lừa đảo? Bạn cũng chẳng khôn hơn đâu, vẫn dễ bị lừa nếu vô tình sẩy chân

Vì sao người trí thức vẫn bị lừa đảo? Bạn cũng chẳng khôn hơn đâu, vẫn dễ bị lừa nếu vô tình sẩy chân
By Tâm Linh
Th1 17

Vì sao người trí thức vẫn bị lừa đảo? Bạn cũng chẳng khôn hơn đâu, vẫn dễ bị lừa nếu vô tình sẩy chân

(Lichngaytot.com) Chúng ta không khỏi thắc mắc vì sao người trí thức vẫn bị lừa đảo vì họ giỏi giang ngoài xã hội thế kia mà vẫn bị những trò mê tín thu hút rồi chi hàng đống tiền cho kẻ xấu.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);
Vụ việc CLB Tình Người lợi dụng lòng tin để dẫn dụ họ đóng hàng chục triệu phục vụ cho mục đích cá nhân mới xảy ra gần đây lại gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh vì sự mê tín mù quáng của rất nhiều người Việt. Sự thật là những hình thức tương tự đã và đang diễn ra nhiều năm qua, thậm chí đang có những tổ chức đang hoạt động ngầm chưa bị phát giác.

Vậy do đâu mà chúng ta dễ dãng bị các nhóm hội này lôi kéo đến vậy, thậm chí rất nhiều trong số đó là người tri thức, học rộng biết nhiều nhưng vẫn bị các nhóm tâm linh như thế lừa đảo? 

 

Tâm lý đám đông, tò mò

Theo Giáo sư sử học Lê Văn Lan thì chủ yếu những người này bị ảnh hưởng do tâm lý đám đông, khi thấy hầu hết những người xung quanh cùng làm điều gì thì chúng ta cũng khó làm trái họ, cộng thêm tính tò mò nên ta thầm nghĩ: “Thử tìm hiểu xem sao”, và từng bước một ta lấn sâu cho đến khi tay nhúng chàm khi nào không hay.
 
Tâm lý đám đông rất khó cưỡng, chính GS Lê Văn Lan thừa nhận: “Tôi có thể nói một ví dụ thế này, chúng tôi đi tìm hàng ăn, thấy hàng nào có nhiều xe bên ngoài, tức là đông, tức là ngon. Hiệu ứng đám đông buồn cười như thế. Nếu nó ứng dụng vào kinh doanh là bán hàng đa cấp, hiệu quả rất lớn nhưng hậu quả rất khủng khiếp. Hiệu ứng đám đông đã được vận dụng và chinh phục nhiều người, cả người có trình độ cũng không thoát ra được là vậy”.
 
Cách các hội giáo tâm linh này rất giỏi trong việc “đánh trúng tâm lý” và từ đó từng bước chinh phục lòng tin của người khác. Nên có thể người ngoài cuộc cho rằng họ lôi kéo, nhưng thực ra những người đi theo đã được lập trình lại tư duy và dần dần tự nguyện tham gia, đáng sợ nhất là họ xem việc tham gia hội nhóm của mình là “tham gia học” – khái niệm gây nhầm lẫn và khơi gợi đúng sự ham thích của người tri thức, ham học hỏi.

Sau khi sử dụng hiệu ứng đám đông, nếu thấy “con mồi béo bở”, có tiềm năng cao khai thác được tiền tỷ của người này, họ sẽ tìm cách tiếp cận. Một người từng thoát được nhóm hội này kể lại rằng, trong một buổi học có một chị đại gia tham gia CLB, đích thân Chủ tịch CLB Kim Bình Long xuống tiếp cận, “săn đón” trong khi ai muốn gặp người cấp cao thì phải xin lệnh, và rất khó để gặp.

 
vi sao nguoi tri thuc van bi lua dao
 

Lợi dụng tâm hướng thiện mỗi người 

Khi những bài báo gần đây hé lộ vô số người bị lừa tham gia CLB này sẽ không ít người tự hỏi: Vì sao người trí thức vẫn bị lừa đảo, sao họ lại ngốc đến vậy ư?

Xem thêm  Những điềm báo cát tường trong ngày Đức Phật đản sinh

Thực ra, những người trí thức, có địa vị hoặc cuộc sống có phần no đủ họ thường có mong muốn cao hơn là: giúp đỡ mọi người xung quanh. Khi đang loay hoay không biết làm cách nào để thể hiện tâm thiện của mình thì họ gặp được những tổ chức “núp danh” từ thiện như CLB Tình Người như “buồn ngủ gặp chiếu manh” vậy.

Điểm đặc biệt của CLB Tình Người đã tập trung để chiếm được lòng tin của nhiều người là nhờ những hoạt động từ thiện, hành động vì xã hội cùng những bài giảng vô cùng thuyết phục về cách làm việc thiện… Sau đó họ khuyến khích mọi người đóng góp cho quỹ từ thiện, những lần xây dựng chùa chiền và không ngừng “khai thác” tiền bạc từ những người đã tin tưởng họ.

 
CLB Tình người đã hoạt động nhiều năm, luôn quảng bá phương châm “kết nối những trái tim nhân ái”, “phát triển giá trị trí tuệ hạnh phúc cộng đồng”, “gieo duyên”, “lan tỏa trí tuệ”, “làm phúc giúp đời”…

Với những hành động cao đẹp, được gắn mác mỹ miều như thế nên không lạ gì khi những người tham gia CLB Tình người sẽ tiếp tục giới thiệu những người tiếp theo gia nhập, hay còn gọi là “gieo duyên” để cùng được lĩnh hội “trí tuệ”, làm những việc thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng.

Không những thế, CLB Tình Người còn “dựa hơi” uy tín của Hội Chữ Thập đỏ nên càng nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ mọi người. Các đối tượng lừa đảo lợi dụng lòng tin và đánh vào tâm lý của từng đối tượng, chúng dưới danh nghĩa từ thiện sẽ giở các mánh khóe khác nhau với thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Vì Hội chữ thập đỏ là một tổ chức uy tín, nên có nhiều người tin, họ không ngần ngại đóng hàng chục, thậm chí là hàng trăm triệu vào CLB này.

 
Nha Su hoc Le Van Lan cho rang tam ly dam dong anh huong chung ta
Nhà Sử học Lê Văn Lan cho rằng tâm lý đám đông ảnh hưởng chúng ta
 

Lợi dụng những người có vấn đề về cuộc sống

“Nói một cách ngắn gọn là tất cả những người có vấn đề về gia đình, về nội tâm, có thu nhập tốt, thậm chí có địa vị xã hội, đều nằm trong vòng xoáy người ta gọi là gieo duyên nhưng thực ra mình dùng là từ lôi kéo” – nguyên thành viên CLB Tình người cho biết.

Điều này phần nào đã tiết lộ vì sao người trí thức vẫn bị lừa đảo. Có thể thấy, hình thức CLB hoạt động rất ranh ma, họ cũng thường đánh vào những kẻ yếu về tâm lý, đó là những người đang có vấn đề trong cuộc sống của mình. Khi họ đang cần nơi nương tựa, cần chỗ để được an ủi, vuốt ve cái tôi thì nơi đây thỏa mãn hết được những yếu tố để họ an tâm dựa vào.

Thực tế là không ít người thành đạt, có địa vị luôn có cảm giác trống vắng, thiếu thốn điều gì đó, hoặc trong lòng họ có tổn thương không biết chia sẻ cùng ai. Nhân vô thập toàn, họ có cái này nhưng mất cái kia là lẽ thường, nhưng lúc đó họ có cảm giác chếnh choáng, yếu đuối.

Xem thêm  Những câu thần chú trong Phật giáo: Cực kỳ linh nghiệm, nhất định không thể bỏ qua

Trong lúc đó, thành viên CLB Tình Người nhân cơ hội này tiếp cận, dang tay đón họ thì họ sẽ có thể sẵn sàng cho hết tiền bạc, cũng chỉ vì để họ thỏa mãn mong muốn là lấy lại được cái họ đã mất hoặc không có.

 
Thế nên CLB này mới có những buổi giảng dạy sâu hơn về tâm linh cho học viên, trong đó có việc đổ tiền để giải nghiệp thì mọi người vẫn răm rắp tin và làm theo. Ví dụ, những bộ lư đồng được CLB bán cho học viên ngay tại trụ sở với giá rẻ nhất 59 triệu đồng/bộ. Có các vật dụng khác đi kèm theo thì giá có thể lên 84 triệu đồng.

Lợi dựng sự thiếu hiểu biết về tâm linh

 
Chẳng phải ngẫu nhiên mà những buổi sinh hoạt thu hút hàng trăm thành viên CLB Tình Người, mỗi buổi họ được giải thích tất cả những vấn đề bất ổn trong cuộc sống với góc độ “nghiệp” và xung quanh chúng ta đều là “vong”. Quan trọng là những thông tin của CLB này đưa ra có vẻ rất có lý và khá logic nên không ai là không tin.
Họ dễ dàng dẫn dụ mọi người tin theo vì chúng ta đang bị “đói” kiến thức về tâm linh, lại không có thông tin cụ thể để học hỏi, nếu tìm hiểu trên mạng cũng chỉ “bơi” trong những kiến thức nửa hư, nửa thực chỉ làm hoang mang thêm.

Những người trong CLB này cho họ cái nhìn rõ ràng về vong, dựa trên cơ sở từ những lý thuyết của Phật giáo, nhưng bên cạnh đó họ cũng không ngừng thêm thắt, bịa đặt để khiến câu chuyện của mình thêm rùng rợn. 

 
“Mỗi người trần chúng ta gần với 60 – 70 vong bám theo. Vong khôn hơn người trần 70 lần. Vong biết được mình đang thế nào”, cô Thuận nhắc đi nhắc lại điều này trong các buổi học.
 
Thực ra một số khái niệm họ nói không sai, nhưng mục đích của họ là dùng khái niệm đó rồi khai thác tiền bạc của những người tin theo, để họ tự nguyện đưa tiền cho CLB.

Ví dụ như về vong linh hay oan gia trái chủ họ nói có nửa sai, nửa đúng, nhưng đó chỉ là kiến thức vụn vặt, nếu hiểu sâu thêm thì oan gia trái chủ chẳng đáng sợ nếu tâm bạn trong sáng. Còn đối diện với khái niệm Luân Hồi mà Phật giáo chỉ ra thì mỗi người đã trải qua vô lượng kiếp sẽ có vô vàn oan gia trái chủ kết duyên lành và ác với chúng ta trong quá trình đó, vậy thì giải nghiệp hoặc dùng tiền để hóa giải nghiệp theo cách cô Thuận giải thích thì vô cùng khó. Không biết bao nhiêu tiền cho đủ để giải hết nghiệp trong chừng ấy kiếp.

Hãy tưởng tượng mà xem, ta vừa giải nghiệp với người này, người khác lại tìm đến, rồi người tiếp theo… cứ thế ta chẳng thể cuộc sống hiện tại mà cứ mải miết quay đầu về quá khứ để đi giải nghiệp, nhưng đáng sợ nhất là chẳng thể nào hết với cách mà CLB này chỉ dẫn.

arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Tam Linh dong vai tro quan trong trong banh xa cuoc doi
Tâm Linh đóng vai trò quan trọng trong bánh xe cuộc đời

Trên đây cũng chỉ mới là góc nhìn nho nhỏ để thấy khi ta nghe và hiểu mập mờ về khái niệm tâm linh, với vốn hiểu biết hạn hẹp thì ta sẽ càng dễ bị lừa gạt. Trong khi đó người trí thức thì cũng chỉ giỏi về một lĩnh vực mà họ đang làm việc, có tính chuyên môn của họ, còn về kiến thức về tâm linh thường là bằng 0 hoặc thậm chí là âm.

Xem thêm  Đại lễ Phật đản 2023 là ngày nào? Phật tử chớ quên làm điều này để TÍCH ĐỨC - TÍCH PHÚC cho cả gia đình

Khái niệm Bánh xe cuộc đời đã chỉ ra ta cần dành thời gian cho cả 8 ưu tiên của cuộc sống, trong đó có phần TÂM LINH cũng được xem là quan trọng, thế nhưng thực tế không phải ai cũng muốn tìm hiểu, nếu có chạm đến thì cũng chỉ đơn giản “ai chỉ đâu đánh đó” cho đỡ tốn thời gian công sức tìm hiểu mà thôi.

Nhưng để tránh bị lừa gạt, tránh sa chân vào những thánh địa “lừa” này thì khi đã biết TÂM LINH là quan trọng thì bạn nên dành chút thời gian để trang bị kiến thức về nó. Đó cũng là một cách để “tu”, “sửa” tư duy, lối nghĩ, hành động của chính mình trước hết, chỉ cần chừng đó thôi là ta cũng đã có được tinh thần mạnh mẽ, tránh xa những kẻ xấu đang cố tình dẫn dụ ta bằng các vấn đề tâm linh.
 

Kết lại đây bằng lời của nhà Sử học Lê Văn Lan khuyên chúng ta thoát khỏi sự u mê trở về cuộc sống bình thường đó là tự giác nâng cao sự hiểu biết của mình, trí tuệ của mình: “Ngôn ngữ của đạo Phật nhấn rất kỹ đến chữ tuệ. Đó là tuệ giác, tuệ tâm, thậm chí là nhìn cũng phải là tuệ nhãn. Tôi rất mong mọi người hãy theo lời dạy của Phật, đề cao và nhắc nhở mình, tự rèn luyện chữ tuệ trong tất cả các lĩnh vực, từ tâm cho đến sự hiểu biết. Chúng ta thực hành tín ngưỡng, đi lễ chùa, thờ Thánh ở đền, chúng ta đi cầu nguyện cho bản thân, cho sự tu tập, cho xã hội, đồng bào, cho những người có thân phận không tốt đẹp…
 
Tất cả những điều ấy nên đặt vào bối cảnh chung, cũng như bối cảnh của từng người. Hãy có trí tuệ, bên cạnh cái tâm tốt đẹp nên có tuệ. Có tuệ và có tâm, khi đi lễ, làm việc thiện hay đi nghe giảng đạo thì sẽ tránh được sự lôi kéo, ma mị, chủ động, sáng suốt”.

Chớ nên xem nhẹ vấn đề tâm linh kẻo cuộc sống chỉ như chiếc xe đứng yên
Bí mật bên trong Câu lạc bộ Tình người: Bộ đồ thờ giá 120 triệu, có biểu hiện đa cấp tâm linh

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!