Vì sao những đệ tử đầu tiên mỉa mai Đức Phật? Phản ứng của Ngài khiến ta ngỡ ngàng

Vì sao những đệ tử đầu tiên mỉa mai Đức Phật? Phản ứng của Ngài khiến ta ngỡ ngàng
By Tâm Linh
Th1 08

Vì sao những đệ tử đầu tiên mỉa mai Đức Phật? Phản ứng của Ngài khiến ta ngỡ ngàng

(Tamlinhthanbi.com) Những đệ tử đầu tiên mỉa mai Đức Phật nhưng vẫn được Ngài giảng pháp, truyền đạo vì hơn ai hết Ngài hiểu họ cũng rất mong thành Đạo, chỉ là đang lầm đường lạc lối mà thôi.
var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push([“7af391dda74e457eb29539a64a2adf44”]);!!!

Vì sao những đệ tử đầu tiên mỉa mai Đức Phật

Trong suốt 49 năm truyền Pháp, Đức Thích Ca đã đi khắp nơi diễn giảng và giáo hóa chúng sinh với vô số các vị đệ tử nhiều giai cấp, làm trong nhiều ngành nghề khác nhau. Thế nhưng đáng nhớ nhất đó là 5 vị đệ tử đầu tiên từng kính ngưỡng Ngài sau đó cảm thấy thất vọng rồi lại cuối cùng trở thành đệ tử sau khi người thành Đạo. 

 
Vậy duyên cớ gì mà những đệ tử đầu tiên mỉa mai Đức Phật? Chuyện kể lại rằng thái tử Tất Đạt Đa rời bỏ hoàng cung và vào rừng xuất gia tu hành. Ngài đến khu rừng nơi có các đạo sĩ đang ngày đêm tu tập. Đầu tiên Tất Đạt Đa học đạo với Ngài A La La (Arada) và sau đó với Ngài Uất Đầu Lam Phất (Udraka).
 
Trong thời gian ngắn, thái tử đều nhanh chóng thông hiểu hết mọi điều được chỉ dạy nhưng vẫn chưa thỏa mãn khi nhận ra rằng những giáo lý này sẽ không thể chấm dứt được khổ đau của ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. 
 
Tất Đạt Đa tiếp tục cuộc hành trình của mình cho tới khi đến dòng sông Ni Liên Thuyền, gần thành phố linh thiêng Ca Da và gặp nhóm năm đạo sĩ đang tu tập. Ngài đã cùng Kiều Trần Như – một vị đạo sĩ giỏi nổi tiếng thời ấy cùng 4 vị đạo sĩ thân thiết khác trở thành những đồng môn cùng tu luyện.

 
Thời ấy, trong lịch sử tu luyện của các pháp môn ở Ấn Độ tin rằng chỉ có tu khổ hạnh mới có thể thành Đạo, đắc quả vị và viên mãn. Nhưng sau nhiều năm khổ tu như thế, cả thái tử Tất Đạt Đa và các vị sa môn khác đều trở nên kiệt quệ, thân thể gầy mòn mà vẫn chưa thể đạt đến giác ngộ. 

Đức Phật tu khổ hạnh được xem là giai đoạn mà Ngài phạm sai lầm lớn nhất tới mức suýt chết.

Xem thêm  Tháo gỡ mọi vướng mắc về chuyện ăn chay không phải ai cũng thấu tỏ

Trong 2 năm đầu, Tất Đạt Đa chỉ ngủ vài giờ nhưng sau đó Người chấm dứt hoàn toàn không ngủ nghỉ gì hết. Thường mỗi ngày chỉ ăn một bữa ăn thanh đạm với vài hạt ngũ cốc và trái nạc do gió thổi vào vạt áo của người.

 
Kinh điển ghi lại rằng, trong hai năm kế tiếp, Ngài chỉ uống nước, và hai năm cuối Đức Phật không hề dùng thực phẩm gì. Dù khổ nhọc nhưng Ngài vẫn tự nhắc nhở mình rằng: “Ta phải tiếp tục để tìm ra con đường chấm dứt mọi khổ đau”.
 
những đệ tử đầu tiên mỉa mai Đức Phật
 
Cứ như vậy, Ngài tĩnh lặng ngồi Thiền định như thế trong suốt 6 năm nhưng mang lại cho Ngài kết quả không mong muốn khi cơ thể càng trở nên kiệt quệ, lông tóc đều rụng hết trông như một bộ xương sống. Có lúc Ngài gục ngã bên bờ sông, suýt chết may mà có bát cháo sữa của cô bé Sujata cứu sống, từ đó, Đức Phật trở lại con đường trung đạo để tu hành.
Uống xong bát cháo cứu mạng mình, thái tử Tất Đạt Đa nhận ra rằng đây không phải là con đường chân chính để đắc Đạo, bởi vậy Ngài đã từ bỏ phép tu khổ hạnh để chuyên tâm thiền định. Từ đó, Ngài ăn uống bình thường trở lại và 5 người tu cùng cảm thấy vô cùng thất vọng vì sự thay đổi này và tỏ ra không còn tin tưởng Đức Phật nên họ cùng nhau bỏ đi.
!!!
 
Sau khi thái tử Tất Đạt Đa khai ngộ dưới cội bồ đề và trở thành Phật, Người biết rằng năm người bạn đồng tu của mình trước kia đang phải tu hành khổ hạnh tại vườn Lộc Uyển, họ cũng đang chờ đợi để đắc được Phật Pháp. Bởi vậy, Đức Phật tới Lộc Uyển để cứu độ họ.
 
Năm vị sa môn nhìn thấy Ngài từ xa, họ bèn thì thầm với nhau rằng Ngài tham lam, không chịu tu khổ hạnh, đã quay lại ăn uống bình thường nên không xứng đáng nói chuyện cùng. 
 
Họ nói với nhau rằng: “Chúng ta chỉ trải một cái đệm ở đây để chuẩn bị, nếu ông ấy muốn ngồi thì ngồi, không ngồi thì để ông ấy đứng, không một ai được hoan nghênh người đã mất ý chí tu hành như ông ấy!”. 
 
Thế nhưng, dù Đức Phật biết rằng mình không được chào đón ở đây nhưng không vì thế mà ngại ngùng, Ngài từ tốn tiến lại gần, lúc này năng lượng từ bi hòa ái tỏa ra từ Đức Phật bằng cách nào đó đã cảm hóa cả 5 vị sa môn.

Xem thêm  Chớ nên xem nhẹ vấn đề tâm linh kẻo cuộc sống chỉ như chiếc xe đứng yên

Họ nhìn Ngài như đang tỏa sáng rực rỡ trước mắt mình, họ biết rằng Ngài đã đắc đạo, không kìm nén được niềm vui tột độ trong lòng, bất giác quên hết những điều vừa bàn bạc.

 
Có người vội vàng chạy đi hành lễ, cung kính nhận áo cà sa và bát từ tay Đức Phật, có người nhanh chóng chạy đi trải đệm, có người vội vàng chạy đi lấy nước dâng lên mời Đức Phật… Sau đó Ngài đã nhận họ làm 5 vị đệ tử đầu tiên và giảng pháp cho họ. 

Đức Phật có sợ mình thất bại? Đâu là cách gỡ bỏ được mọi nỗi lo?
Con người luôn có những nỗi lo sợ vô hình và khi đó bạn tự hỏi Đức Phật có sợ mình thất bại? Khi bạn hiểu được thực tế ẩn trong những lo lắng này bạn sẽ biết
arfAsync.push(“knye9xke”);
 
Tu khổ hạnh khiến Ngài suýt chết
 

Thấy sai mà không sửa thì thật nguy hiểm

Sau 6 năm cùng tu khổ hạnh với Đức Phật nhưng những vị sa môn kia không nhận ra sai lầm của mình, chỉ mình Ngài nhận ra vấn đề. Niềm tin của họ chỉ dừng lại ở những gì họ biết mà thôi, thế nên mới có chuyện họ chê bai cách thức tu tập của Đức Thế Tôn là không phù hợp, đi ngược với những giá trị mà họ tin tưởng.

Với những người từng mỉa mai mình nhưng sau đó quay sang tin tưởng, trở thành đệ tử của Đức Phật đó là quá trình thay đổi nhanh chóng khi nhận ra những lợi ích mà họ được mang lại. Ngài cũng không vì thế mà trách mắng hay hờn giận vì Ngài biết rằng ai cũng có giới hạn hiểu biết nhất định.

Không thể trách được 5 vị đệ tử ấy vì tại thời của Đức Phật mọi người có niềm tin duy nhất là tu khổ hạnh để đắc đạo nên Ngài cũng không thể làm khác được. Thế nhưng điều này đã dẫn đến sai lầm lớn khiến Đức Thế Tôn suýt chết, đó là kết quả rất nghiêm trọng của sự thiếu hiểu biết.

Nếu thấy sai như thế mà không thức tỉnh, không sửa thì thật là nguy hiểm. Đó là biểu hiện của sự vô minh. Hơn nữa, Ngài cũng không thể thấy 5 vị đệ tử kia sắp chết mà không cứu.

Xem thêm  Tại sao chuông chùa phải đánh 108 tiếng? Con số này sao đặc biệt đến thế?

Ta cũng có thể học được bài học lớn từ quá trình tu tập này của Ngài, không phải điều ai cũng tin là đúng thì nó cũng là sự thật. Cuộc sống có nhiều điều mà nghe thôi chưa đủ, chính ta phải kiểm nghiệm nhưng đồng thời cũng cần luôn tỉnh thức nhận ra cái sai của bản thân, tìm cách chỉnh sửa kịp thời. 

Ai cũng có thể phạm phải sai lầm nhưng điều quan trọng là ta đã học được những gì qua những sai lầm đó và tìm cách để có thể sửa sai.

Nhìn lại 6 năm khổ hạnh của mình, Ngài nhận định đó không hoàn toàn là sai lầm mà là một bài học lớn cực kỳ quan trọng, hỗ trợ Đức Phật tìm ra con đường giải thoát sau này. Thế mới thấy, điều gì xảy ra cũng có ý nghĩa của nó cả, tận cùng của khổ đau không phải là nỗi tuyệt vọng mà là cơ hội để ta nhận ra ánh sáng, tìm một hướng đi mới, tốt đẹp hơn.

Có thể thấy những điều tưởng như là tồi tệ đã đến với ta không đáng sợ bằng cách tư duy tiêu cực của chính mình. Khi ta lạc quan và tìm ra cách thức để xoay chuyển tình hình thì hứa hẹn là sẽ hái được quả ngọt, cũng như Đức Phật nhận ra con đường sai lầm của mình mà tỉnh thức, tìm ra con đường tu đúng đắn, giúp Ngài đắc đạo.

Đức Phật tiết lộ lý do ngọn đèn không tắt khiến ai cũng phải ngỡ ngàng
Đức Phật và chiếc xe chở đầy vàng, tại sao có người chỉ thấy toàn bụi đất?

Nông dân nghèo 1 vợ 4 con!