Đối với thời điểm khủng hoảng hiện nay, con người sống với nhau đầy nghi hoặc và thiếu niềm tin vào nhau, đó là khi chúng ta quay lại với tín ngưỡng để mong được cứu rỗi. Có người tin vào một đấng thiêng liêng đặc biệt, và lời cầu nguyện của họ được đáp ứng. Nhưng những người theo Phật giáo lại khuyên răn hãy thôi xem Đức Phật là Thần linh cứu thế.
Theo quan niệm nhà Phật thì là con người ai cũng như nhau, đều phải rèn luyện thân, tâm để có tấm lòng như Phật. Hơn nữa Phật cũng là người, chỉ là người đã tìm ra con đường giải thoát khỏi khổ nạn trước chúng ta mà thôi. Đặc biệt, theo lời Phật dạy thì không có ai là đấng sáng thế.
Xuyên qua nhiều thế kỷ, triết học Phật giáo đã trình bày các lập luận chi tiết bác bỏ học thuyết của một vị thần sáng thế. Nó sẽ được quan tâm để so sánh những việc này với những cách mà các triết gia phương Tây đã bác bỏ các thông tin chứng minh thần học về sự tồn tại của Đấng Sáng tạo.
Vì sao Phật giáo không tin vào đấng sáng thế
Quan điểm về Thượng Đế có cùng một nguồn gốc là sự sợ hãi. Đức Phật từng nói: “Vì sự sợ hãi bất an mà con người thần thánh hóa núi non, cây rừng, lăng miếu.” (Pháp cú 188)
Đó là lý do Đức Phật dạy rằng ý niệm về Đấng thiêng liêng là do sự sợ hãi và thất vọng của con người mà có. Vì thế, chúng ta cần tìm cách buông bỏ những tham muốn để đón nhận mọi thứ một cách bình tĩnh thì sẽ sợ hãi sẽ tiêu tan.
Niềm tin về một đấng Sáng thế được đặt trong cùng thể loại như những quan điểm sai lầm về mặt đạo đức, đặt thân phận con người dưới sự an bài của đấng vô hình như là định mệnh tuyệt đối và không thể thay đổi.
Đức Phật bằng trải nghiệm của chính mình mà nhìn thấy rằng mỗi chúng sanh đều có khả năng tịnh hóa tâm hồn, phát triển lòng từ bi và hoàn thiện sự hiểu biết. Ngài đã gạt bỏ sự chú ý về thiên đàng và nhắc nhở chúng ta nên tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề của chúng ta qua sự hiểu biết của chính mình.
Đức Phật đã nói gì về nguồn gốc của vũ trụ
Không tin vào đáng sáng thế thì Phật giáo tin tưởng điều gì?
– Giai cấp hoàng tộc (Kshastriya) sinh ra từ cánh tay Phạm thiên thay mặt cho Phạm thiên nắm giữ quyền hành thống trị
– Giai cấp Vệ Xá (Vaisya) được cho là sinh ra từ bắp vế Phạm thiên, là giai cấp thương gia, nông phu và thợ thuyền phụ trách về kinh tế;
– Giai cấp Thủ Đà La (Sùdra) được cho là sinh ra từ gót chân của Phạm thiên được cho là hạng bần cùng hạ tiện, và chỉ làm nô lệ suốt đời cho các giai cấp trên.
Sáu cõi luân hồi và các cảnh giới Thánh hiền thanh tịnh đủ để chứng minh rằng quan điểm của Phật giáo không phải là sự hủy diệt hoàn toàn sau khi chết, mà là sự thay đổi không ngừng. Mỗi chúng sinh là một đấng sáng tạo muôn vẻ cho chính mình xuyên qua sự vô hạn của kiếp luân hồi.
Xem thêm: Hiểu về luân hồi không để đi tìm quá khứ mà để tìm ra lẽ thật của kiếp người
Nguồn gốc của con người
Minh Minh (Tổng hợp)