Vô thường là gì?
Dù cho có Phật ra đời hay không thì thế gian cũng là vô thường, vẫn luôn biến dịch không ngừng.
Xem thêm: Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về cuộc sống vô thường
- Thân vô thường: Sinh, lão, bệnh, tử, bệnh tật, tai nạn bất thường luôn xảy ra.
- Tâm vô thường: Lòng tin dễ lung lay, lý tưởng cũng dễ thay đổi.
- Thời gian vô thường: Đời người thật ngắn ngủi để rồi thoáng chốc hiểu ra một điều được sống thanh thản hưởng chọn niềm yêu thương là điều quý giá.
- Tiền vô thường: Chúng ta ra đời với bàn tay trắng và ra đi cũng vậy, dù cuộc sống có giàu sang phú quý cỡ nào khi chết rồi cũng chẳng thể mang theo.
Không ai biết được ngày mai hay cái Chết, cái nào đến trước. Ngày mai có thể không đến, nhưng cái chết chắc chắn sẽ đến. Shantideva |
Lời Phật dạy về vô thường
1. Hữu thường giả tất vô thường
(Tạm dịch: Điều gì cũng luôn thay đổi)
Bản chất của cuộc sống này là thay đổi, không có bất cứ điều gì mãi tiếp tục bảo trì trạng thái ban đầu được. Nó thời thời khắc khắc đều ở trong sự biến đổi, bản chất sẽ từ từ cải biến và cuối cùng là biến mất hẳn.
– Thưa Diêm chúa, ở trần gian nhà nước muốn làm việc gì còn phải thông báo trước, tại sao ở Âm phủ, Ngài bắt người chết đột ngột thế này, thử hỏi làm sao tôi làm việc thiện cho kịp được?
– Ngươi ở trần gian có thường thấy người già, người bệnh, người chết hay không?
– Dạ thưa có.
– Đó là những thông điệp mà ta đã báo trước cho người trần gian biết rồi đấy, ngươi có thấy trên đời này có ai không phải già – bệnh – chết không?
– Dạ thưa không.
– Vậy tại sao ngươi không lo tu tập, lo làm việc thiện, để bây giờ bị giải xuống đây thắc mắc?
Diêm chúa nghe vong hồn trẻ khiếu nại, liền cười:
– Tại nhà ngươi không chịu quan sát chứ ta làm việc rất công bằng, không bao giờ có chuyện thương người này, mà ghét bỏ người kia. Ta lúc nào cũng có gửi tin báo trước cho mọi người hay biết, ngươi không chịu để ý đó thôi.
– Ngài gửi thông báo lúc nào, sao tôi không thấy?
Diêm chúa mới cười nói:
– Nhà ngươi có thấy đứa bé ở nhà đối diện với ngươi hay không? Nó mới 5 tuổi mà bị chết vì tai nạn giao thông đó! Còn ngươi lớn tuổi hơn nó lẽ nào lại không chết?
2. Phú quý giả tất bất cửu
Điều này có nghĩa là bạn giàu có đến thế nào đi nữa thì cuối cùng cũng sẽ suy thoái. Tục ngữ có câu: “Giàu không quá ba đời”, trừ khi họ đời đời làm việc thiện, tích đức thì mới có thể bảo trì được vinh hoa phú quý cho đời con cháu. Nếu con cái không đủ phúc cũng chẳng thể hưởng được tiền bạc này.
Chỉ có quyên tặng, bố thí đi thì tiền bạc mới có sức sống và tiếp tục tồn tại.
Các tiện nghi vật chất của họ thật dồi dào, thế nhưng chúng không hề mang lại cho họ được một mảy may hạnh phúc nào, bởi vì chỉ có một cách duy nhất trong số tất cả các phương tiện mà chúng ta có thể có được nhằm giúp cải thiện cuộc sống nội tâm của mình: đấy là sự tu sửa tâm linh.
3. Hội hợp giả tất biệt ly
Những mối quan hệ yêu đương hay bạn bè, người thân như Lục thân (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em) có lúc ở bên nhau đấy nhưng không sớm thì muộn cũng phải rời xa nhau.
4. Cường kiện giả tất quy tử
Cho nên, cho dù là ai đi nữa đều phải sử dụng chính xác từng giây phút khi còn sống thì sống cũng an bình mà chết cũng an bình giống như Khổng Tử đã nói: “Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ!” (Tạm dịch: Buổi sáng được nghe đạo, buổi chiều chết cũng được)
Lời Phật dạy về vô thường phải dành cả đời để chiêm nghiệm và thấu tỏ |
Bài học rút ra khi hiểu ý nghĩa của vô thường
Qua đó, chúng ta cố gắng học hỏi và tu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết. Chúng ta đừng quá say mê, tham đắm vào xác thân này mà làm khổ luỵ cho nhau.
Sau khi chết không phải là hết hay mất hẳn, mà chết chỉ là hình thức thay hình, đổi dạng mà thôi, rồi tuỳ theo nghiệp báo tốt, xấu của mỗi người đã gieo tạo trong hiện tại, mà cho ra kết quả trong tương lai.
Minh Minh (Tổng hợp)