Có nên cúng cô hồn?
Các nghi thức cúng bái này đối với vạn loại sinh linh ở trong thế gian, đặc biệt là những đối tượng không được người chăm sóc lâu nay gọi là cô hồn.
Cảnh giới này họ khổ đau nhiều hơn vì họ không biết kêu ai, cũng không biết nương ai và rất khổ đau. Đây là một quan niệm đã đi sâu vào trong nếp sống của người dân Việt Nam, nó hòa nhập và trở thành truyền thống của dân tộc cho nên khi chúng ta đi tới một vùng đất mới nào, hay một chỗ nào mà chúng ta đặt chân tới thường phải cúng bái.
Vong hồn, cô hồn có thật hay không? |
Một tấc đất trải qua mấy trăm năm thì bao nhiêu nắm xương đã tàn lụi ở tấc đất đó, họ không thể siêu thoát được. Cho nên chúng ta nhớ họ, thương họ và biết ơn họ để có được sự bình an cho chúng ta hôm nay thì tấm lòng của chúng ta được dung hợp bởi tình và lý. Lý ở đây là đạo lý của con người, chúng ta sống phải có một bộn phận, trách nhiệm với người đã khuất.
Chúng ta phải có cái tâm của mình trải ra đối với những cảnh giới mà bao nhiêu người đã nằm xuống đến bây giờ vẫn chưa thoát ra được thì bổn phận đó thật sự mà nói theo dân gian chính là lương tâm của con người. Lương tâm này nó chính là dấu gạch nối để cho người sống và người chết được giao thoa với nhau, trao đổi thông tin với nhau.
Cho nên, chúng ta phiền, chúng ta giận, chúng ta oán, chúng ta trách thực chất chỉ làm cho lòng của mình thêm khổ đau khi về chốn vĩnh hằng. Vui buồn nào rồi cũng qua, thành bại nào cũng bỏ, đến đây bàn tay trắng, trở về nắm xương khô. Chúng ta đến cuộc đời này bằng bàn tay trắng rồi một ngày kia chúng ta về với cát bụi cũng chỉ là một nắm xương tàn nhưng còn lại cái nghiệp thì không nên để cho nghiệp đó níu kéo mình.
Tham khảo thêm:
Theo dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng Cô hồn, tháng mở cửa mả. Đây là thời điể quỷ môn quan được mở ra, âm khí xung thiên. Vì thế, để tránh xui xẻo, cần
Cho nên khi mà chúng ta thắp một nén nhang, quỳ trước hương linh, bàn thờ mà chúng ta luôn lấy tâm của mình hướng về người đó sẽ cảm thấy được lòng mình thanh thản hơn sau làn khói.
Đây là tâm lý, nếu chúng ta quỳ mà không có khói, có hương, chúng ta không cảm thấy yên lòng bởi làn khói này làm chúng ta cảm thấy như là nhịp cầu nối liền giữa đôi bờ sinh tử và tâm trạng của chúng ta cũng được gói gửi đến cho cõi âm mong cho tất cả những người đó hiểu được mình.
Ý nghĩa chẩn tế cô hồn
Chúng ta lang thang tìm kiếm trong vô vọng những thứ mà chúng ta cho rằng chắc chắn thật. Tìm cho đến cả đời chúng ta không thấy thứ gì và chúng ta khổ với những tuyệt vọng đó, lúc bấy giờ chúng ta thực sự trở thành cô hồn.
Con người lại quá bất lực bé nhỏ trước tất cả nghiệp lực của cuộc đời. Bản thân mình còn khổ như thế huống chi là những chúng sinh mà nằm lại ghềnh đá, ngọn suối hay là con sóng giữ?
Chúng ta hãy thắp một nén nhang tận đáy lòng của mình, tha thiết gửi đến thế giới vô hình bao la, nơi đó có rất nhiều những hàm linh còn trôi dạt, đau khổ, kêu gào thống thiết. Chúng ta nên hòa nhập với nỗi khổ đau đó để mà chia sẻ với họ, giúp cho họ thoát những cảnh giới khổ đau ở nơi tăm tối, ở đó chính là những gì gọi là chẩn tế cô hồn.
Xuất phát từ nỗi đau đó cho nên Đường Minh Hoàng nhờ các sư Tăng siêu độ chẩn tế cho tất cả các hương linh chết vì chiến tranh và lập một đàng tràn trong niên hiệu khai niên. Đây được xem là lễ truy điệu đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có sự tổ chức rõ ràng của khoa giáo nghĩa Mật Tông của Phật giáo từ các vị cao tăng lúc bấy giờ.
Thấu hiểu được nỗi đau của những sinh linh này, Đức Phật đã dạy cho Chư tăng luôn hướng về những chúng sinh đang ở cảnh giới này mà siêu độ cho họ. Ở chùa, nghi thức tụng kinh buổi chiều gọi là công phu chiều có 1 bài kệ và khi đó các thầy phải mang muối gạo ra cúng cho cô hồn để cho những chúng sinh đó không đói không khát.
Bạn đã tự tìm cho mình câu trả lời cô hồn thực sự có hay không và bạn đã hiểu ra nên làm gì để bày tỏ lòng biết ơn với họ cho chúng ta cuộc sống bình yên ngày hôm nay. Vì thế, khi thắp một nén hương cho các vong hồn nhớ phải thành tâm và ghi nhận lòng thành của mình với họ.
Minh Minh (Tổng hợp)